MÁY C-ARM CÓ MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN PHAN RANG

MÁY C-ARM CÓ MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN PHAN RANG

1. Thông tin chung máy C-Arm

Chất lượng hình ảnh siêu việt với camera CCD độ phân giải cao, máy C-arm cung cấp hình ảnh với độ chi tiết và rõ ràng tối ưu phục vụ chẩn đoán. Bên cạnh đó, bóng xoay anode của máy có độ bền vượt trội và có thể sản xuất ra những hình ảnh chi tiết thông qua những góc điểm tập trung lớn và nhỏ.

Máy C-arm thiết kế tập trung vào nhu cầu và sự tiện lợi của người sử dụng, phần mềm này sẽ tối đa hóa hiệu quả làm việc của môi trường phẫu thuật.

Vận động linh hoạt được cải tiến trong phạm vi hoạt động rộng, những góc độ phức tạp đều có thể được chiếu đến.

Sử dụng đèn laser để chỉ dẫn đường, ngoài ra còn khóa chân thông minh.

Giao diện thân thiện với người sử dụng, giúp quản lý dữ liệu nguồn dễ dàng hơn, có thể kết nối với hệ thống PACS, gia cố an toàn, kiểm soát liều lượng, hàm lượng phóng xa rò rỉ không cần thiết gây ra cho bệnh nhân và người sử dụng sẽ được loại trừ thông qua những thuật toán thông minh, Collimator ảo & chương trình kiểm soát liều lượng xung huỳnh quang DAP

2. Quy trình chụp X quang C-Arm trong phòng mổ trải qua các bước sau:

Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị trang thiết bị như: Máy chụp X quang C-Arm, phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ, bộ thiết bị che chắn, bảo vệ (tấm chắn chì, áo chì), túi nilon bọc máy vô khuẩn.

Bước 2: Kiểm tra máy với nguồn điện áp: 220V - AC, 50 - 60 Hz

Bước 3: Kiểm tra các thông số kỹ thuật.

Bước 4: Đặt thông số kỹ thuật trước khi đưa máy vào vị trí phẫu thuật can thiệp.

Bước 5: Bác sĩ phẫu thuật viên hoặc Kỹ thuật viên X quang, y tá sẽ ấn nút chiếu hoặc đạp pedan chiếu, thời gian chiếu nhanh hay chậm tùy theo bác sĩ phẫu thuật viên đã xác định được vị trí can thiệp. Thời gian chiếu cách quảng có thể từ 1- 2 giây.

Bước 6: Chụp phim theo yêu cầu của phẫu thuật viên.

Bước 7: Ngắt nguồn điện vào máy, vệ sinh máy thay nilon bọc máy và đưa máy về vị trí cất giữ

Theo đó, quy trình chụp X quang C-Arm trong phòng mổ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết sử dụng ngay trong phòng mô khi các bác sĩ đang phẫu thuật, can thiệp. Ví dụ như nối xương, theo dõi trong tháo ồng ruột..

3. Chỉ định và không chỉ định chụp X quang trong phòng mổ

Chỉ định

  • Phẫu thuật cột sống
  • Phẫu thuật sọ não: mổ nội soi kết hợp X quang C-Arm....
  • Phẫu thuật tiêu hóa
  • Chấn thương chỉnh hình
  • Phẫu thuật tiết niệu

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối, chống chỉ định tương đối với phẫu thuật sản khoa.

4. Lợi ích

Nếu như trước đây, người bệnh bị tai nạn chấn thương thường phải mổ mở, thì nay với việc sự hỗ trợ của máy C-arm để xâm lấn tối thiểu, tránh phải mổ rộng để giải quyết các nơi xương gãy đã mang lại được nhiều lợi ích trong điều trị bệnh.

  • Rút ngắn thời gian phẫu thuật
  • Giảm mất máu do tránh phải mổ rộng, bóc tách.
  • Hạn chế tai biến có thể xảy ra.
  • Tính thẩm mỹ cao (do không mổ mở).
  • Thời gian liền xương nhanh, nằm viện ngắn.
  • Người bệnh sớm hồi phục, tiết kiệm chi phí điều trị.

Tất nhiên trên đây chúng tôi chỉ mới đề cập một phần về ứng dụng của máy C-arm trên mảng Chấn thương Chỉnh Hình. Khả năng hoạt động hỗ trợ của máy C-arm rất rõ và quan trọng hơn trong các lĩnh vực khác như thần kinh cột sống, tiêu hóa mật tụy, tiết niệu, tim mạch… Và hiển nhiên khi đề cập đến lĩnh vực máy C-arm như trên, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ tự hào lẫn tự tin vì các Bác sĩ ngoại khoa đã đang được sự hỗ trợ bởi máy C-arm thế hệ mới khá tốt. Điều này giúp giảm được đáng kể liều bức xạ với hình ảnh tốt nhất và luôn được cập nhật theo tiến bộ y khoa trên thế giới. Đặc biệt chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm thoải mái và an tâm nhất khi thăm khám tại Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ. Khách hàng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline: 02593 96 86 86.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Phan Rang

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN